Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

LỜI KHEN

LỜI KHEN

 Các em làm một việc rất đáng khen, thể hiện được tấm lòng nhân ái, cám ơn các em. Rất tốt, nhưng đừng quên nhiệm vụ học tập nhé! Cô rất buồn là Tết trung thu năm này không đem lại niềm vui cho các em gì cả. Thôi các em đừng buồn nữa – Thiên tai mà – Không tránh được -  Nhưng Cô tin chắc rằng sẽ có một niềm vui khác bù lại cho các em thôi. Cố gắng học lên nhé. Năm cuối cấp đó các em, cố gắng đem lại niềm vui cho ba mẹ và thầy cô  -   9/4 cố lên !!!!
Cơn bão số 8 đang đi dần vào Quảng Nam mình, nên ngày mai trường cho các em nghỉ học.Nhớ cẩn thận, ở nhà ôn bài. Riêng các em có trong đội tuyển HSG nhớ tranh thủ ở nhà ôn bài nhiều hơn. Cô chúc các em đạt kết tốt trong kỳ thi sắp đến nhé. 
                                                                                          GVCN 9/4

TẾT TRUNG THU

TẾT TRUNG THU
Tết Trung thu trong mỗi chúng ta là những kỷ niệm đẹp gắn liền với thời thơ ấu. Đó không chỉ là ngày Tết của thiếu nhi mà đó là ngày Tết sum họp, đoàn viên của gia đình, quây quần bên mâm cỗ nhỏ.
Những ngày đầu thu, trời vẫn còn nắng nóng, những cơn gió chưa ùa về thổi tung những đám bụi trên con đường làng. Bầu trời chưa mang một màu xanh trong vắt và mặt hồ chưa có những gợn sóng nhỏ lăn tăn trên nền xanh biếc. Nhưng ta lại cảm thấy mùa thu đang khẽ đến mang bao hương vị của đất trời.
Mấy hôm nay trăng đẹp lắm. Ở quê, trăng rằm tròn vành vạnh, ánh lên dòng sông nhỏ trước nhà, sáng cả khóm tre già đong đưa trước ngõ. Soi sáng con đường làng đầy bụi đất. Ta thoảng nghe hương cúc, hương bưởi trong làn gió nhẹ. Thế là Trung thu sắp đến rồi.
Một mùa trung thu nữa lại đến.Tết Trung Thu gắn liền với người Việt Nam qua những hình ảnh, phong tục quen thuộc như: rước đèn, múa lân, múa rồng, bày cỗ,... Thậm chí qua các câu hát, bài thơ thì những hình ảnh này cũng luôn đi liền với nhau:
                 "Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
            Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
            Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
           Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang."
                           "...Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
                           Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
                           Em rước đèn này đến cung trăng
                          Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
                          Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
                          Em rước đèn mừng đón chị Hằng..."
Khác với Trung thu năm ngoái,đáng buồn thay mùa trung thu năm nay chúng ta phải chịu ảnh hưởng của cơn bão số 8. Những cơn mưa rơi mãi rơi hoài, nhìn những ánh mặt tuyệt vọng của những bạn chuẩn bị múa lân trong dịp Tết trông thật tội nghiệp.Thế là năm nay các bạn không có cơ hội để múa lân phục vụ mọi người, gia chủ, làm vui cửa vui nhà. Bầu trời xám xịt không một gợn mây, mưa thì vẫn đổ ào ào như xối nước xuống trần gian. Một năm Trung thu buồn…
Năm nay sẽ không còn thấy tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng.
Trung thu năm nay sẽ không vui như năm trước, các bạn đừng buồn.Hãy trông chờ vào các dịp Trung thu năm sắp tới nhé!Chúc các bạn Trung thu vui vẻ bên gia đình.
                                                                                        
Mời các bạn đón xem hình ảnh lân của lớp mình múa cho từ thiện cho MÁI ẤM TÌNH THƯƠNG và nhiều nơi khác nữa ở BÁO QUẢNG NAM có đăng đấy!
                                                                                 NHƯ THẢO