THÔNG TIN CẦN BIẾT



 Cơ cấu tổ chức
*********************************************************************************

THỜI KHÓA BIỂU LỚP 9/4
Tiết/ thứ
2
3
4
5
6
7
1
Chào cờ
C. dân
Toán
Văn
2
C. nghệ
Sinh
Toán
Toán
Anh
Hóa
3
Hóa
Văn
Anh

Sinh
Văn
4
Sử
Địa
Nhạc

Văn
Văn
5
Toán
Toán
Toán

Địa
SHL
* Chiều thứ ba: Học Thể dục vào tiết 4 và 5 hằng tuần
              * Học tiết HĐNGLL: 2 tiết vào thứ 5 các tuần:
+ Tuần 4, ngày 12 tháng 9
+ Tuần 8, ngày 10 tháng 10
+ Tuần 13, ngày 14 tháng11
+ Tuần 16, ngày 5 tháng 12

LỊCH THI HSG CẤP TRƯỜNG
Thi HSG cấp trường vào ngày 6 và 7 tháng 9 năm 2013
*********************************

KẾT QUẢ THI HSG CẤP TRƯỜNG 
Kết quả thi HSG đã có, các em xem bên trang THÔNG BÁO nhé!

KẾ HOẠCH HĐNGLL - HỌC KỲ 1
******************************
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIÊN
HỌC SINH TÍCH CỰC



**************************************************************************


NHÀ GIÁO ƯU TÚ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
1.ChuVăn An (1292 - 1379)

Nhà giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt. Ông là một trong những nhà giáo ưu tú nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Sau này, ông được chính vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này.





2. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)


Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình. Ông nổi tiếng vì tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê – Mạc phân tranh. Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước. Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông trong thời điểm này có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…


3. Con đường trở thành giáo viên dạy lịch sử của Đại tướng

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp tới Huế và thi đậu vào trường Quốc học Huế….
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường, cùng với thầy Đặng Thai Mai. Học trò của thầy Mai, thầy Giáp sau này nhiều người đỗ đạt cao, trở thành những nhà trí thức có uy tín và có người trở thành cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Võ Nguyên Giáp - Danh tướng am tường sử học
Vừa là nhà sử học vừa là nhà quân sự, tư duy sử học đã giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những quyết đoán quan trọng trong chỉ huy kháng chiến….
                      Ảnh:  Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo Catherine Karnow năm 1994
*****************************************************************************


THẦY NGUYỄN NGỌC KÝ
TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI VỀ NGHỊ LỰC VƯỢT LÊN SỐ PHẬN

Sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định, đến nay thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe đã có phần giảm sút song tình yêu và niềm đam mê đối với nghề giáo vẫn luôn vẹn nguyên trong con người đầy nghị lực này. Người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
     Ảnh: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký cắt hoa giấy bằng chính đôi chân của mình




 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét